Gốm Vĩnh Long: Làng nghề gốm đỏ trong phát triển kinh tế – xã hội

Gốm Vĩnh Long
Gốm Vĩnh Long là sự kết tinh từ nét thẩm mỹ – văn hóa truyền thống đồng bằng sông Cửu Long. Gốm được làm từ đất sét, nhiên liệu đốt là trấu – lọai phụ phẩm từ nông nghiệp rất phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long nên có thể cung ứng ổn định cho các cơ sở sản xuất với số lượng lớn và giá thành phù hợp. Sau khi nung gốm có sắc màu đặc trưng là màu đỏ tự nhiên và đất phèn vân trắng. Ngoài ra, một số mặt hàng như gốm xi măng, gốm giả cổ, gốm trang trí men…được một số doanh nghiệp nghiên cứu phát triển làm phong phú sản phẩm cho làng nghề gốm đỏ Vĩnh Long.

Nhìn lại quá trình hình thành và phát triển của làng gốm Vĩnh Long.

Vinh Long pottery
Làng gốm ở tỉnh Vĩnh Long

Thời kỳ hình thành làng gốm Vĩnh Long.

Nhãn hiệu tập thể Gốm đỏ Vĩnh Long được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận ngày 08/6/ 20011 là một tin vui cho các nhà sản xuất gốm. Để có kết quả này, ngành gốm đỏ Vĩnh Long đã trải qua một quá trình phát triển dài. Từ chỗ sản xuất gạch, ngói là chính, đến năm 1983, nghề gốm ở Vĩnh Long manh nha hình thành. Khi đó, chỉ có một doanh nghiệp thí điểm đầu tư sản xuất gốm bằng lò dài với chất đốt là gỗ tạp. Tuy nhiên, mãi 10 năm sau đó, tức năm 1993, gốm đỏ của Vĩnh Long mới ký kết được hợp đồng xuất khẩu. Nhãn hiệu tập thể Gốm đỏ Vĩnh Long là tiền đề để giúp cho ngành gốm đỏ đi xa hơn trong thời gian tới.

Gốm Vĩnh Long trong giai đoạn phát triển nhanh chóng.

Năm 1997 đánh dấu thời điểm quan trọng cho sự phát triển của nghề gốm đỏ Vĩnh Long. Lần đầu tiên 3 doanh nghiệp sản xuất gạch ngói trên địa bàn thành phố Vĩnh Long và huyện Long Hồ nghiên cứu sản xuất gốm bằng lò nung gạch kiểu tròn truyền thống. Chất đốt cũng là trấu nên việc sản xuất gốm có hiệu quả và tiết kiệm hơn. Tỷ lệ hao hụt khi nung từ chỗ trên 50%, giảm chỉ còn 10 – 20%. Từ đây mở ra một cơ hội mới cho ngành gốm đỏ Vĩnh Long phát triển mạnh hơn về số lượng và chất lượng, vươn ra thị trường thế giới.

Đó là tiền đề quan trọng để nghề gốm đỏ Vĩnh Long phát triển nhanh chóng sau đó. Đến năm 2002, tỉnh Vĩnh Long có hơn 80 doanh nghiệp tham gia sản xuất gốm, cao điểm có đến 120 doanh nghiệp với qui mô sản xuất lớn nhỏ khác nhau. Nhiều doanh nghiệp lớn có đến 70, 80 lò nung. Sản xuất gốm đỏ đã góp phần lớn trong việc giải quyết lao động và chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất công nghiệp của địa phương. Các doanh nghiệp đã làm gia tăng giá trị của nguồn tài nguyên đất sét Vĩnh Long.

Khám phá sơ lược về quá trình tạo ra các sản phẩm gốm đất nung.

Để tạo ra sản phẩm gốm chất lượng thì đất giữ vài thiết yếu, nhiệt độ giữ vai trò thứ yếu. Nguyên liệu đất được nhào trộn nhiều lần qua máy và được thêm chất phụ gia sẽ cho ra đời những “cây đất” tùy theo kích thước sản phẩm mà sử dụng nhiều hay ít số lượng “cây đất”.

Khi sản phẩm chưa qua nhiệt độ đã định hình nghệ nhân sẽ cho lên bàn xoay để chỉnh sửa lại những chi tiết nhỏ nhất. Sau đó sẽ được đưa vào lò nung, nghệ nhân đóng cửa lò và đốt trấu với nhiệt độ nhỏ để sản phẩm ở bên trong khô dần rồi mới tăng nhiệt độ lò nung đến 950 hoặc 1000C.

Khoảng 3 đến 4 ngày thì nghệ nhân sẽ mở cửa lò và thu sản phẩm… Hiện tại nhiều cơ sở làm gốm vẫn dùng nhiên liệu nung là trấu một đặc trưng chỉ có ở vùng lúa nước. Dùng trấu để nung nên việc sản xuất gốm tiết kiệm hơn rất nhiều. Tỷ lệ hao hụt khi nung từ chỗ trên 50%, giảm chỉ còn 10–20%. Từ đây mở ra một cơ hội mới cho ngành gốm đỏ Vĩnh Long phát triển mạnh về chất và về lượng.
Gốm đất đỏ Vĩnh Long mang tính đặc thù một phần ở những kiểu dán kết hợp với sự tài hoa của nghệ nhân. Mỗi một sản phẩm làm ra được nghệ nhân gọi tên rất đặc biệt như: “cà na”, “chỉ”, “tròn lá”, “bình túi”, “cup”, “ly chỉ bụng…”

Tìm hiểu thêm về các sản phẩm gốm tại đây: Trang sản phẩm.

Làng gốm Vĩnh Long còn có những đóng góp tích cực cho xã hội.

Nghề sản xuất gốm đã giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động có thu nhập ổn định và là chiếc nôi đào tạo nên những người thợ có tay nghề cao, tâm huyết với nghề. Sản phẩm của làng nghề đã có mặt tại các nước châu Âu, châu Mỹ, châu Úc và một số nước châu Á: Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản… sản lượng ngày càng tăng. Bằng việc tìm thị trường, khai thác và tổ chức lại sản xuất theo hướng công nghiệp, đa dạng các mặt hàng, nhất là chất lượng và mẫu mã là điều kiện quyết định để gốm sứ Vĩnh Long ngày càng được vươn xa…

potter at work
Người lao động đang sản xuất gốm đất nung

Theo Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Long: Gốm đất đỏ Vĩnh Long mang tính đặc thù một phần ở những kiểu dáng, thể hiện được nét tài hoa của người thợ thủ công vựa lúa phía Nam, đặc thù chính ở chỗ những sản phẩm gốm đất nung không men có màu đỏ hồng, xen lẫn các mảng loang trắng bạc, tạo nên sự hấp dẫn độc đáo đối với khách hàng từ nhiều nước châu Âu, châu Mỹ…

Giới thiệu sơ lược về Xưởng gốm Hiệp Lợi IV – cơ sở sản xuất tiêu biểu của làng nghề quê hương.

Chúng tôi tự hào khi là một cơ sở sản xuất gốm sứ có mặt từ những ngày đầu của quá trình hình thành làng gốm Vĩnh Long, đã cùng đồng hành với làng nghề quê hương trải qua những thăng trầm thăng trầm, và chúng tôi có hơn 20 năm nghiên cứu và phát triển chuyên môn sản xuất gốm đất nung.
Hiep Loi IV pottery manufactory
DNTN Hiệp Lợi IV

Với lý tưởng sẽ trở thành một trong số những doanh nghiệp đi đầu về xuất khẩu trực tiếp trên toàn cầu nhằm nâng cao giá trị thị trường gốm Vĩnh Long. Chúng tôi luôn cố gắng, cải thiện với phương châm “ Cùng nhau giữ gìn  và phát triển”. Chúng tôi chú trọng mối quan hệ hợp tác bền vững và lâu dài vậy nên chúng tôi đang ngày càng nỗ lực, ngày càng hoàn thiện bản thân để có thể khẳng định được bản thân trên thị trường gốm.

Tìm hiểu thêm về chúng tôi tại: Trang liên hệ

Địa chỉ: 7243+Q58, ĐT902, Thanh Đức, Long Hồ, Vĩnh Long, Việt Nam

Số điện : (+84)943150508

Email: dntnhieploi4@gmail.com

Cre: Tham khảo

Scroll to Top